NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐI DU HỌC NHẬT BẢN

Liên quan đến vấn đề hướng dẫn nhập học

Q: Hãy chỉ cho mình biết cách nào để lấy được tư cách cư trú (COE) được không?

A: Công ty du học Á Âu làm việc tự tiếp với các trường và học viện tại Nhật Bản. Trong đó, có rất nhiều trường và học viện là  trường tiếng Nhật đã nhận được giấy phép từ Hiệp Hội Xúc Tiến Giáo Dục Tiếng Nhật. Họ là đại diện tiến hành hướng dẫn những việc liên quan đến các loại thủ tục như thủ tục xin tư cách cư trú (COE), gia hạn visa nên bạn cứ yên tâm chuẩn bị các giấy tờ xin nhập học.

Q: Người vừa tốt nghiệp trung học phổ thông có thể làm hồ sơ xin du học được không?

A: Những người vừa thi đậu kỳ thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông là đã được xem như có trình độ học vấn tương đương với tốt nghiệp trung học phổ thông. Nên có thể làm hồ sơ xin du học.

Q: Mình nói không giỏi tiếng Nhật. Mình có thể tự mình làm hồ sơ xin du học được không?

A: Hiện nay, Việc xin tư cách lưu trú từ cục Xuất nhập cảnh diễn ra khó khăn hơn, không như trước kia nữa. Để việc làm hồ sơ xin tư cách cư trú diễn ra suôn sẻ, chúng tôi sẽ vừa nói thảo luận trực tiếp với học sinh vừa hỗ trợ làm hồ sơ, bên cạnh đó bên Trường Nhật cũng sẽ hỗ trợ về thủ tục hồ sơ phù hợp tại cục Xuất nhập cảnh, để hướng dẫn các em làm hồ sơ tốt hơn, để ra tư cách đúng kỳ bay mà các bạn mong muốn.

 

Q: Giấy tờ chứng minh tư cách bảo lãnh của người bảo lãnh?

A: Người bảo lãnh là người đảm bảo khả năng chi trả mọi chi phí sinh hoạt, học tập cho học sinh trong thời gian du học tại nhật. Thông thường người bảo lãnh là cha mẹ học sinh. Người bảo lãnh cần cung cấp giấy tờ chứng minh có khả năng chi trả tài chính như giấy xác nhận công việc ( trường hợp kinh doanh, chủ công ty thì cung cấp giấy phép kinh doanh bản coppy), giấy xác nhận số dư ngân hàng ( có số dư từ trên 3 000 000 yên hoặc có số dư ngoại tệ nước sở tại tương đương từ trên 3 000 000 yên), giấy xác nhận thu nhập. Ngoài những giấy tờ này cần cung cấp thêm giấy tờ xác nhận nộp thuế, giải trình hình thành tài sản, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy tờ chứng minh có mối quan hệ với người bảo lãnh do cơ quan công quyền cấp phát ( bản chính).

Q: Trước đây, đã nhiều lần đến Nhật theo dạng đi ngắn hạn, vậy thì có thể làm hồ sơ xin du học nữa không?

A: Tùy theo thời hạn cư trú, mục đích nhập cảnh và số lần nhập cảnh mà có thể có đôi chút khác biệt. Chi tiết xin liên hệ trực tiếp đến nhân viên của công ty.

Q: Trong trường hợp hoàn thành khóa ngắn hạn muốn trở thành học viên chính thức thì Visa ở Nhật có thay đổi không?

A: Trong trường hợp kết quả xin nhập học được thông báo trong thời gian đang ở Nhật thì có thể thay đổi visa nếu các thủ tục xin nhập học đã xong. Tuy nhiên, trong giới hạn visa ngắn hạn có một số điều kiện. Chi tiết xin liên hệ trực tiếp với nhân viên Công ty..

Liên quan đến vấn đề hướng dẫn nhập học(học chuyển tiếp)

Q: Thời hạn nộp đơn xin nhập học của các đại học Nhật là khi nào?

A:Tùy theo Trường Đại học mà thời hạn khác nhau, nên nếu có gì thắc mắc các em có thể liên hệ Công ty ẽ tư vấn cụ thể cho các bạn.

Q: Sự khác nhau giữa kỳ thi EJU và JLPT ?

A: EJU là kỳ thi dành cho học sinh có dự định thi vào các trường đại học của nhật, kỳ thi này 1 năm được tổ chức 2 lần vào tháng 6 và tháng 11. Kỳ thi JLPT là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng nhật của người thi, 1 năm được tổ chức 2 lần vào tháng 7 và tháng 12. Khi thi đậu N1 hoặc N2 thì sẽ có cơ hội được miễn thi môn tiếng nhật tại các trường trung cấp, đại học.

Q: Điều kiện dự thi vào đại học của Nhật Bản ?

A: Hoàn thiện chương trình học phổ thông 12 năm hoặc có trình độ tương đương. Có chứng chỉ nhật ngữ N2 hoặc trình độ tương đương. Môn tiếng nhật đạt từ 200 điểm trở lên trong kỳ thi EJU hoặc có trình độ tương đương.
Trên đây là những điều kiện cơ bản để nộp hồ sơ thi đại học tai nhật tuy nhiên tùy từng trường học sẽ có những yêu cầu khác nhau.

Liên quan đến sinh hoạt hằng ngày khi Du học tại Nhật Bản.

Q:  Tại Nhật Bản tôi có thể đi làm thêm không? Có những công việc làm thêm nào?

A: Bạn có thể đi làm thêm. Tuy nhiên muốn đi làm thêm bạn cần được Cục nhập cảnh cấp tư cách đi làm thêm. Sau khi được cấp tư cách đi làm thêm thì 1 tuần bạn chỉ được phép làm trong giới hạn 28 tiếng. Du học sinh phần lớn đi làm những công việc làm thêm tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quán ăn…Ngoài ra nghiêm cấm đi làm thêm tại những nơi được coi là vi phạm thuần phong mỹ tục.

Q: Phương pháp tìm nhà ở tại nhật?

A: Các trường mà Công ty Á Âu làm việc là những trường  có liên kết với công ty bất động sản chuẩn bị cho bạn nhiều phòng ở dạng KTX gần trường học. Vì mới sang Nhật, không có bạn bè người thân bên nhật nên việc tìm nhà ở khá khó khăn vì vậy khuyến khích bạn nên vào ở KTX. Sau một thời gian sinh sống tại nhật, tiếng nhật tốt hơn, quen với cuộc sống của nhật thì bạn có thể tự mình đến công ty bất động sản để tìm nhà ở phù hợp nhất với bạn. Tuy nhiên khi thuê nhà tại nhật thường mất phí vào nhà, tiền bảo đảm và yêu cầu có người bảo lãnh tại nhật, vì vậy khi thuê nhà bên ngoài bạn nhớ xem xét kĩ mọi nội dung. Nếu khó khăn trong việc tìm công ty bất động sản thì nhà trường sẽ giới thiệu cho bạn công ty bất động sản mà trường liên kết để hỗ trợ bạn tìm nhà.

Q: Trong trường hợp bị thương hay bị bệnh ở Nhật thì phải làm thế nào?

A: Nếu bị bệnh hay bị thương thì tập đoàn bao gồm trường tiếng Nhật có cả một bệnh viện tư nhân trang bị cho các em, nên các em có thể đến để được chữa trị. Và chỉ một lần khám bệnh viện sẽ khám kỹ lưỡng và giúp các em giữ gìn sức khỏe của mình nên các em cứ yên tâm sống cuộc sống sinh viên.

Q: Tại trường có dùng Wifi được không?

A: Tại các trường mà Á Âu hợp tác, có lắp đặt wifi nên bạn có thể sử dụng miễn phí để gọi về nhà cho gia đình, trao đổi cuộc sống với bạn bè.

Qg?: Có chế độ học bổng không?

A: Có, công ty Á Âu là Đại diện tuyển sinh cho rất nhiều trường Tại Nhật Bản, nên sẽ có nhiều chương trình học bổng tùy vào hồ sơ, năng lực của các bạn.

Q: Trong thời gian là học sinh của trường ngoài tiếng Nhật tôi còn có thể học những nội dung khác không? 

A: Bạn có thể được tham gia giờ học về y tế- phúc lợi xã hội, giờ học ngoại khóa (1 năm 2 lần), tham quan các công trường của nhật, những giờ học trải nghiệm văn hóa Nhật Bản. Ngoài ra bạn có thể tham gia giờ học để ôn luyện thi Đại học, Cao học đó là giờ học J Mugenjyuku – ôn luyện thi JUDO với các môn học Tiếng Anh, Toán Học, môn Tổng hợp (khi tham dự giờ học ôn luyện này bạn cần đóng phí)

Các câu hỏi thường gặp khi đi du học

Q1 :  Mức học phí khi đi du học Nhật Bản – Hàn – Đức là bao nhiêu?

A1 : Mức học phí trung bình của các trường là 5000-6000 USD/năm, tùy theo trường và khu vực. Một số trường cá biệt có thể có mức học phí lên tới 8000-9000 USD/năm. Tuy nhiên, phần lớn các trường đối tác của chúng tôi đều có mức học phí phù hợp với khả năng chi trả của học viên Việt Nam.

Q2 : Các chi phí sinh hoạt khác thì thế nào?

A2 : Tiền thuê phòng (20-30 mét vuông) có giá xê dịch từ 30,000-40,000 JPY/tháng. Ở những khu vực như  giá có thể tăng cao hơn. Sinh viên Việt Nam thường ghép phòng chung để giảm chi phí sinh hoạt. chúng tôi sẽ tư vấn giúp sinh viên tìm phòng giá rẻ, gần trường học giúp học viên trước khi đến Nhật – Hàn – Đức. Một số trường đã có sẵn ký túc xá (KTX) và tiền KTX sẽ được trả cùng tiền học phí cho trường trước khi đến Nhật – Hàn – Đức

Tiền ăn uống, thường do sinh viên tự nấu cho hợp khẩu vị, nhưng một số trường cũng có nhà ăn cho sinh viên. Tiền chi phí trung bình khoảng 20,000 yên/tháng. Các  đồ nấu Việt Nam phần lớn có thể tìm thấy tại siêu thị Nhật hoặc ở một số cửa hàng bán đồ Việt  Nam. Các sinh viên khóa trước của  chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn mới sang.

Tiền điện thoại: Sinh viên tại  Nhật – Hàn – Đức thường sử dụng điện thoại của công ty Softbank để có thể gọi cho nhau miễn phí, trừ thời gian từ 9h tối-1h sáng. Mức tiền cơ bản bắt buộc phải trả cho công ty là 980 yên/tháng.

Điện thoại gọi về Việt Nam: Có nhiều hãng tung ra giá cước rẻ, tầm 11-15 yên (1500-2000 đồng VN)/phút khi gọi về Việt  Nam, có thể gọi thẳng từ máy điện thoại cầm tay.

Sinh viên đi lại bằng xe bus hoặc tàu điện ngầm. Những nơi khác, các sinh viên thường dùng xe đạp, hoặc xe máy . Xe đạp và xe máy ở Nhật – Hàn – Đức rất rẻ, hoặc có thể mua lại xe cũ từ sinh viên khóa trước.

Một số chi phí khác như tiền sách vở…sẽ được phụ thu thêm vào tiền học phí sinh viên khi đóng tiền cho trường trước khi đến Nhật – Hàn – Đức

Q3 : Việc làm thêm của sinh viên sau khi đến Nhật Bản – Hàn – Đức ra sao?

A3 : Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đảm bảo mọi sinh viên đều có việc làm sau khi đến Nhật – Hàn – Đức. Tuy nhiên, tùy mức độ công việc mà yêu cầu về khả năng tiếng Nhật đối khi đi làm cũng khác nhau. Thông thường nếu sinh viên có khả năng tiếng càng tốt thì càng dễ tìm được việc làm thêm, với mức lương/giờ cao hơn.

Mức lương/giờ thay đổi tùy theo nội dung công việc và khu vực sinh viên sinh sống. Trung bình là 650-700 yên/giờ. Thường công việc càng về khuya, hoặc ngày nghỉ, lễ thì sẽ được trả cao hơn. Một số công việc có thể nhận mức 800-1000 yên/giờ hoặc hơn.

Khi đi làm, cần tuân thủ chặt chẽ các qui định tại nơi làm việc đề ra và tuyệt đối không được muộn giờ. Người làm thêm khi vi phạm giờ giấc và các qui định do công ty đặt ra dễ bị cho nghỉ việc.

Trung bình các sinh viên có thể kiếm được 700-800 USD/tháng. Một số bạn tìm được công việc tốt có thể đạt mức 1000-1200 USD/tháng.

Q4 : Gần đây nền kinh tế thế giới có gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy việc làm thêm của sinh viên có ảnh hưởng gì không?

A4 : Khủng hoảng kinh tế là khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới, từ Mỹ đến Việt Nam. Một số công ty cắt bớt việc làm, chủ yếu đối với các hợp đồng Tu nghiệp sinh. Những việc làm thêm của các học viên du học tiếng chủ yếu làm trong nhà hàng, siêu thị, khách sạn…là những công việc tạm thời (arubaito) tại các thời điểm, sáng, trưa, tối, tùy thuộc vào lịch học và thời gian rảnh của học viên.

Nhật Bản vẫn là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, thiếu lao động, và những việc làm thêm của học viên không bị ảnh hưởng. chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các nhà trường, nơi mà các học viên của chúng tôi sẽ nhập học vào tháng 4, 7, và 10 trong năm 2009, để đảm bảo mọi học viên đều có việc làm tại Nhật. Tuy nhiên, loại công việc và thu nhập còn tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật và sự cố gắng của từng học viên. Mức trung bình các em đang đạt được từ 700-1000 USD/tháng. Cao hơn mức thu nhập trung bình của Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật.

Q5 : Sau khi đến Nhật -Hàn – Đức bao lâu, học viên sẽ được giới thiệu việc làm?

A5 : Học viên sẽ được giới thiệu một loạt các công việc sau khi đến, tùy theo khả năng tiếng, mà học viên sẽ được công ty đó chọn vào làm. Vì vậy có học viên ngay sau khi đến đã có thể đi làm ngay, hoặc xê dịch sau 1 tháng.

Q6 : Khi làm việc với người Nhật – Hàn – Đức, học viên Việt Nam cần lưu ý những điểm gì

A6 : Đúng giờ, làm việc nghiêm túc, tuân theo kỷ luật lao động, tận tâm với công việc, là những yêu cầu tối thiểu khi đi làm việc. Đi làm thêm còn là một môi trường lý tưởng để học viên  thực hành và nâng cao trình độ tiếng, ngoài thời gian học ở trường.

Q7 Học viên có thể làm trong thời gian bao lâu mỗi tuần?

A7 : Theo qui định, mỗi học viên có thể làm tối đa 28 giờ/tuần và phải xin giấy phép làm việc của Cục XNC . Thủ tục trên sẽ do chúng tôi và nhà trường giúp đỡ học viên xin giấy phép rước khi bắt đầu công việc. Vào thời gian nghỉ hè, xuân, và đông, giờ làm việc sẽ được tăng lên nhiều hơn.

Q8 : Việc đưa đón học viên từ Việt  Nam sang Nhật – Hàn – Đức lần đầu tiên thế nào?

A8 : Chúng tôi phối hợp với nhà trường để có người đón học viên tại sân bay, những khu vực gần văn phòng đại diện của chúng tôi tại Nhật – Hàn – Đức, sẽ do người của  chúng tôi ra đón tại sân bay, hoặc cùng đưa học viên từ Việt Nam sang thẳng Nhật – Hàn – Đức.

Các học viên sau khi đến Nhật – Hàn – Đức sẽ được hướng dẫn các thủ tục nhập học, nhận phòng, làm thẻ người nước ngoài, thẻ bảo hiểm, đăng ký điện thoại, mua sách vở, xe đạp, và hướng dẫn đi chợ mua đồ ăn thức uống, chăn …

Q9 : Việc bảo hiểm y tế của các sinh viên ra sao

A9 : Mọi công dân đều phải tham gia chương trình bảo hiểm y tế Quốc dân bắt buộc. Tuy nhiên, mức đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng tùy thuộc theo mức thu nhập. Các sinh viên được coi là người không có thu nhập, vì vậy mức đóng hàng tháng dao động từ 1000-1500 yên. Sở dĩ có mức dao động này là có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cho người không có thu nhập, nhưng khác nhau tùy từng địa phương.

Khi bị ốm đau, phẫu thuật, bệnh tật, sinh viên mang theo thẻ bảo hiểm y tế đến bệnh viện, và sẽ chỉ phải đóng 30% viện phí hoặc tiền thuốc. Số 30% còn lại sẽ nhận được sự hỗ trợ. Các sinh viên chú ý giữ biên lai, hóa đơn để nộp lại cho nhà trường. Tuy nhiên, xin lưu ý là không phải cứ đến bệnh viện là được giảm 70% bảo hiểm, ví dụ việc trồng răng sẽ không được nhận bảo hiểm y tế.

Q10 : Học viên muốn học dự bị Đại học hoặc thi vào Đại học tại Nhật – Hàn – Đức, thủ tục ra sao?

A10 : Khi học viên muốn theo học dự bị đại học, và thi vào Đại học. Việc đầu tiên là học viên phải có mặt tại  để tham gia kì thi vào Đại học, và học viên tự phải chuẩn bị visa. Mặt khác, đầu thi vào đại học phần lớn không quá khó với các học viên Việt Nam có lực học trung bình khá, mà trở ngại lớn nhất là tiếng. Vì vậy học viên cần theo học tiếng trong thời gian từ 1.5-2 năm đạt mức độ tiếng khá trước. Thủ tục học dự bị Đại học và thi đầu vào, chúng tôi sẽ tư vấn giúp đỡ các học viên sau khi đã đến Nhật – Hàn – Đức theo chương trình trên.

Q11 : Visa học tiếng của học viên như thế nào?

A11 : Theo qui định, visa của học viên học tiếng  “Pre-College Student”, có thời hạn tối đa là 2 năm. Các học viên sẽ đi theo chương trình học tiếng  là 1 hoặc 1 năm rưỡi, sau đó visa được gia hạn 1 năm/lần. Khi thời gian visa trên hết, sinh viên phải chuyển đổi tư cách lưu trú, bằng cách thi vào trường dạy nghề, chuyên môn, hoặc thi vào Đại học. Lúc này sinh viên sẽ được nhận visa “College Student”. Loại visa này có thời hạn dài hơn, tầm 6-8 năm, tùy chương trình học của học viên.

Q12 : Thủ tục thi, chuyển tiếp vào trường chuyên môn, dạy nghề, hoặc Đại học như thế nào?

A12 : Trước lúc kết thúc khóa học tiếng 4-5 tháng, chúng tôi sẽ phối hợp cùng nhà trường giới thiệu một loạt các trường chuyên môn, dạy nghề, và trường ĐH để học viên chọn lựa. Thủ tục cũng khá đơn giản và chủ yếu là phỏng vấn với trường chuyên môn, dạy nghề. Nhiều khi nhà trường sẽ đến tận nơi phỏng vấn học viên. Với kì thi vào Đại học, học viên sẽ phải tham dự 2 kì thi theo qui định của Bộ giáo dục Nhật bản: Kì thi chung cho toàn quốc và kì thi vào trường mình chọn lựa.

Q13: Cơ hội nhận học bổng  với sinh viên Việt Nam như thế nào?

A13 : Với các trường chỉ có một số lượng tương đối hạn chế học bổng cấp cho các sinh viên học xuất sắc nhất. Tuy nhiên, khi học viên thi đỗ vào Đại học, đối với sinh viên Việt Nam, có thể xin miễn khoảng 1/2 học phí. Tổng học phí cho trường Đại học Quốc lập khoảng 50 vạn yên/năm, khi miễn giảm sẽ phải đóng tầm 25 vạn yên/năm. Ngoài ra, sinh viên có nhiều cơ hội nhận các học bổng địa phương hoặc công ty (dao động 500-800 USD/tháng). Các sinh viên có kết quả học tập xuất sắc, có thể nhận các học bổng cao hơn như Monbusho (1500 USD/tháng), hoặc một số học bổng khoảng 1200 USD/tháng (ví dụ học bổng Rotary). Thủ tục xin miễn giảm học phí và xin học bổng

Q14:  Nếu du học theo chương trình học tiếng của chúng tôi, khi nào có khả năng thi được 3 kyu, 2 kyu và 1 kyu?

A14 : Với học viên nắm được tiếng sơ cấp tại Việt Nam  nếu học chăm chỉ , sau 6 tháng có thể thi đỗ 3 kyu. Tuy nhiên, để lấy được 2 kyu, thông thường cần ít nhất 2 năm học tiếng và luyện thi các tài liệu về 2 kyu. Để đạt tiếng  1 kyu (có thể lấy visa phiên dịch, biên dịch), là một khoảng cách dài so với 1 kyu. Vì vậy thông thường các học viên cần học thêm tiếng  sau khi học trường chuyên môn (2 năm), hoặc học khoảng 2 năm tại trường Đại học, Cao đằng (vừa học chuyên môn, vừa học tiếng ). Với nỗ lực học tập chăm chỉ tại trường, kết hợp với học tiếng  khi đi làm thêm, các học viên hoàn toàn có thể thi đỗ kì thi 1 kyu (năng lực tiếng  cao nhất), Với tấm bằng 2 kyu hoặc 1 kyu trong tay, học viên sẽ gặp nhiều thuận lợi khi tìm việc làm  hoặc tại Việt Nam.

0972678535
0972678535